Cách thi công chống thấm sàn toilet đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay

Biên tập bởi: Nhà như Mới

Do đặc thù của nhà vệ sinh là thường xuyển sử dụng nước, ẩm nên thường sẽ rất dễ bị ẩm mốc, thấm dột, gây ra các vết nứt, thấm, ẩm mốc trên trần nhà gây mất vệ sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tình thần của người sử dụng.

1. Nguyên nhân dẫn đến việc trần nhà bị thấm dột

  • Do giãn nở vật liệu, tạo vết nứt, rạn ở các vị trí liên kết tường gạch và sàn bê tông, độ giãn nở không đồng đều sẽ tạo nên các vết nứt, các vị trí này lâu ngày sẽ gây thấm, ẩm mốc
  • Hệ thống ống nước nứt, vỡ, rò rỉ. Các ống nước đi âm tường, đi trong hộp gen, trong quá trình khoan đục tường, lắp đặt thiết bị gây lủng ống, vỡ ống dẫn tới việc nước xì, rò rỉ trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng bung gạch, thấm dột xuống sàn dưới.
  • Do lỗi thi công hoặc vật liệu kém chất lượng, quy trình thi công chống thấm hoàn thiện không đúng kĩ thuật
  • Nhà sử dụng đã lâu, xuống cấp cũng sẽ gây ra vấn đề thấm dột, ẩm mốc là điều không tránh khỏi

/upload/images/blog/quy-trinh-chong-tham-san-nha/z2611481084906-655af0232c83e901675884624b11020c.jpg

Trần nhà vệ sinh thường vị thấm dột, ẩm mốc

2. Quy trình thi công chống thấm sàn vệ sinh đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay

Nhiều người thường bỏ qua quy trình, các công tác chống thấm nhà vệ sinh bởi chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc này. Việc chống thấm sàn nhà vệ sinh, sàn nước là một tron những khâu rất quan trọng trong quá trình thi công, xây dựng nhà, quyết định đến tính thẩm mỹ, chất lượng cũng như độ bền vững của công trình. 

Trước hết, đặc trưng của nhà vệ sinh là môi trường độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất nên nếu không được thi công kĩ, chống thấm ngay từ đầu hoặc sai quy trình thi công thì trong quá trình sử dụng, nhà vệ sinh sẽ nhanh chóng bị thấm nước, nấm mốc và rạn nứt. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như thấm trần nhà, thấm tường, thấm sàn… Lúc này, toàn bộ kết cấu của ngôi nhà đều bị ảnh hưởng và sẽ bị xuống cấp nhanh chóng

Để khắc phục vấn đề thấm dột này, các chủ nhà thường phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ. Đó là chưa kể quá trình sửa chữa rất phức tạp, phải tháo dỡ toàn bộ thiết bị nhà vệ sinh, bồn tắm, bồn rửa, đục nền, đục tường để sửa chữa,… gây mất rất nhiều thời gian, công sức và phiền toái ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.

Do đó ngay từ khi chuẩn bị xây nhà hoặc mới xây, quy trình chống thấm cho sàn nhà vệ sinh nên được coi trọng, thi công đúng quy trình, kiểm tra nghiệm thu kĩ lưỡng để đảm bảo độ bền cho công trình cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa cũng như các vấn đề phát sinh về sau này.

Quy trình thi công chống thấm sàn vệ sinh bằng dung dịch chống thấm chuẩn và hiệu quả

Bước 1: Xác định vị trí sàn nước, thiết bị vệ sinh, đặt ống thoát chờ sẵn chuẩn, đúng vị trí. Vệ sinh sạch sẽ mặt bằng, trống trải thông thoáng

Bước 2: Đóng lưới các vị trí liên kết kết cấu tường, sàn bê tông cốt thép, vị trí cổ ống thoát chờ sẵn, mục đích tránh các vết nứt xảy ra trong quá trình co ngót, giãn nở của vật liệu

Bước 3: Dùng dung dịch chống thấm chất lượng như Sika, Kova hoặc Flinkote tiến hành quét lớp đầu tiên phủ bề mặt vị trí dán lưới chống nứt góc tường và sàn, vị trí cổ ống.

/upload/images/blog/quy-trinh-chong-tham-san-nha/dung-dich-chong-tham-san.jpg

Dung dịch chống thấm sàn chuyên dụng, phổ biến hiện nay

/upload/images/blog/quy-trinh-chong-tham-san-nha/z2611481111506-9a048cc84862c6837bed0a07101058be.jpg

/upload/images/blog/quy-trinh-chong-tham-san-nha/z2611481111545-be4c119488cc14660bc6f0d0093e36cc.jpg

Bước 4: Sau khi đợi lớp đầu tiên khô khoảng 10~12 tiếng đồng hồ, tiếp tục quét dung dịch chống thấm lên toàn bộ bề mặt sàn nhà vệ sinh và phần chân tường quét lên 30cm từ sàn để tránh bị thấm chân tường, để khô khoảng 6 tiến rồi tiến hành quét lớp thứ 2, thứ 3. Tiêu chuẩn chống thấm sàn vệ sinh là phải quét đủ 3 lớp chống thấm, để đảm bảo bề mặt được phủ đều dung dịch và không ảnh hưởng bởi các vết rạn nứt nhỏ trên mặt sàn. 

/upload/images/blog/quy-trinh-chong-tham-san-nha/z2611480958956-719f93ddca3381e50bb8c6e66d1b6c9e.jpg

/upload/images/blog/quy-trinh-chong-tham-san-nha/z2611481102081-1ce7c51eb34fbd3fe1a184a73a46c27b.jpg

Hình ảnh hoàn thiện sau khi được quét đầy đủ 3 lớp chống thấm Kova

Bước 5: Sau quét đủ 3 lớp chống thấm, để khô ráo bề mặt rồi chúng ta tiến hành đổ nước sàn và ngâm trong vòng 2 đến 3 ngày, kiểm tra các vị trí chân tường, cổ ống thoát xem có bị thấm hay dột không. Sau khi kiểm tra hoàn tất, nghiệm thu quy trình chống thấm xong thì mới tiến hành bước tiếp theo là cán nền đổ dốc sàn và ốp lát gạch, hoàn thiện.

Đây là quy trình chuẩn và hiệu quả, thi công đúng và đủ quy trình sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn tránh được các trường hợp như thấm mốc, ẩm ướt, sử dụng bền bỉ, lâu dài. 

Chúng tôi hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu giúp ích hiệu quả cho các bạn trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà của mình. Nếu các bạn có thắc mắc, vấn đề cần khắc phục hoặc giải đáp, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi để đươc tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết hữu ích khác: 

CÔNG TY TNHH NHÀ NHƯ MỚI

Địa chỉ: P7-39OT06 Vinhomes Central Park, Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0968995805 ( Mr Quý )

Email: info.nhanhumoi@gmail.com

 

Phone: 0968995805
HOTLINE: 0968995805